TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NHIỆT THỪA NHÀ XƯỞNG
Tính cân bằng nhiệt và cân bằng ẩm
XÁC ĐỊNH LƯỢNG NHIỆT THỪA QT
Nhiệt do máy móc thiết bị điện tỏa ra Q1
Nhiệt do máy móc toả ra chỉ dưới dạng nhiệt hiện.
Gọi N và h là công suất và hiệu suất của động cơ điện. Công suất của động cơ điện N thường là công suất tính ở đầu ra của động cơ, là công suất trên trục. Công suất này truyền cho cơ cấu cơ khí. Công suất đầu vào động cơ bao gồm cả tổn thất nhiệt trên động cơ. Vì vậy:
– Trường hợp 1: Toàn bộ năng lượng cung cấp cho động cơ đều được biến thành nhiệt năng và trao đổi cho không khí trong phòng. Nhưng do công suất N được tính là công suất đầu ra nên năng lượng mà động cơ tiêu thụ là:
CÔNG TY CỔ PHẦN ITC
h – Hiệu suất của động cơ
– Trường hợp 2: Vì động cơ nằm bên ngoài, cụm chi tiết chuyển động nằm bên trong nên nhiệt thừa phát ra từ sự hoạt động của động cơ chính là công suất N.
q1 = N, kW (3-7)
– Trường hợp 3: Trong trường này phần nhiệt năng do động cơ toả ra bằng năng lượng đầu vào trừ cho phần toả ra từ cơ cấu cơ chuyển động:
Để tiện lợi cho việc tra cứu tính toán, tổn thất nhiệt cho các động cơ có thể tra cứu cụ thể cho từng trường hợp trong bảng 3.1 dưới đây.
Tổn thất nhiệt của các động cơ điện
Cần lưu ý là năng lượng do động cơ tiêu thụ đang đề cập là ở chế độ định mức. Tuy nhiên trên thực tế động cơ có thể hoạt động non tải hoặc quá tải. Vì thế để chính xác hơn cần tiến hành đo cường độ dòng điện thực tế để xác định công suất thực
Nhiệt toả ra từ thiết bị điện
Ngoài các thiết bị được dẫn động bằng các động cơ điện, trong phòng có thể trang bị các dụng cụ sử dụng điện khác như: Ti vi, máy tính, máy in, máy sấy tóc vv… Đại đa số các thiết bị điện chỉ phát nhiệt hiện.
Đối với các thiết bị điện phát ra nhiệt hiện thì nhiệt lượng toả ra bằng chính công suất ghi trên thiết bị.
Khi tính toán tổn thất nhiệt do máy móc và thiết bị điện phát ra cần lưu ý không phải tất cả các máy móc và thiết bị điện cũng đều hoạt động đồng thời. Để cho công suất máy lạnh không quá lớn, cần phải tính đến mức độ hoạt động đồng thời của các động cơ. Trong trường hợp tổng quát:
Q1 = Σq1.Ktt.kđt (3-9)
Ktt – hệ số tính toán bằng tỷ số giữa công suất làm việc thực với công suất định mức.
Kđt – Hệ số đồng thời, tính đến mức độ hoạt động đồng thời. Hệ số đồng thời của mỗi động cơ có thể coi bằng hệ số thời gian làm việc, tức là bằng tỷ số thời gian làm việc của động cơ thứ i, chia cho tổng thời gian làm việc của toàn bộ hệ thống. Hệ số Kđt có thể tham khảo ở bảng 3.3.
Nhiệt tỏa ra từ các nguồn sáng nhân tạo Q2
Nguồn sáng nhân tạo ở đây đề cập là nguồn sáng từ các đèn điện. Có thể chia đèn điện ra làm 2 loại: Đèn dây tóc và đèn huỳnh quang.
Nhiệt do các nguồn sáng nhân tạo toả ra chỉ ở dạng nhiệt hiện.
Đối với loại đèn dây tóc:
Các loại đèn này có khả năng biến đổi chỉ 10% năng lượng đầu vào thành quang năng, 80% được phát ra bằng bức xạ nhiệt, 10% trao đổi với môi trường bên ngoài qua đối lưu và dẫn nhiệt. Như vậy toàn bộ năng lượng đầu vào dù biến đổi và phát ra dưới dạng quang năng hay nhiệt năng nhưng cuối cùng đều biến thành nhiệt và được không khí trong phòng hấp thụ hết.
Q21 = NS, kW (3-10)
NS – Tổng công suất các đèn dây tóc, kW
Đối với đèn huỳnh quang:
Khoảng 25% năng lượng đầu vào biến thành quang năng, 25% được phát ra dưới dạng bức xạ nhiệt, 50% dưới dạng đối lưu và dẫn nhiệt. Tuy nhiên đối với đèn huỳnh quang phải trang bị thêm bộ chỉnh lưu, công suất bộ chấn lưu cỡ 25% công suất đèn. Vì vậy tổn thất nhiệt trong trường hợp này:
Q22 = 1,25.Nhq, kW (3-11)
Nhq: Tổng công suất đèn huỳnh quang, kW
Q2 = Q21 + Q22, kW (3-12)
Một vấn đề thường gặp trên thực tế là khi thiết kế không biết bố trí đèn cụ thể trong phòng sẽ như thế nào hoặc người thiết kế không có điều kiện khảo sát chi tiết toàn bộ công trình, hoặc không có kinh nghiệm về cách bố trí đèn của các đối tượng. Trong trường hợp này có thể chọn theo điều kiện đủ chiếu sáng cho ở bảng 3.2.
Thông số kinh nghiệm cho phòng
Như vậy tổn thất do nguồn sáng nhân tạo, trong trường hợp này được tính theo công thức
Q2 = qs.F, W (3-13)
trong đó F – diện tích sàn nhà, m2;
qs – Công suất chiếu sáng yêu cầu cho 1m2 diện tích sàn, W/m2.
Nhiệt do người tỏa ra Q3
Nhiệt do người tỏa ra gồm 2 thành phần:
Nhiệt hiện: Do truyền nhiệt từ người ra môi trường thông qua đối lưu, bức xạ và dẫn nhiệt: qh
Nhiệt ẩn: Do tỏa ẩm (mồ hôi và hơi nước mang theo): qâ
Nhiệt toàn phần: Nhiệt toàn phần bằng tổng nhiệt hiện và nhiệt ẩn:
q = qh + qw (3-14)
Đối với một người lớn trưởng thành và khoẻ mạnh, nhiệt hiện, nhiệt ẩn và nhiệt toàn phần phụ thuộc vào cường độ vận động và nhiệt độ môi trường không khí xung quanh.
Tổn thất do người tỏa được xác định theo công thức:
– Nhiệt hiện :
Q3h = n.qh. 10-3, kW.
– Nhiệt ẩn:
Q3w = n.qw.10-3, kW.
– Nhiệt toàn phần:
Q3 = n.q.10-3, kW. (3-15)
n – Tổng số người trong phòng, người;
qh, qw, q – Nhiệt ẩn, nhiệt hiện và nhiệt toàn phần do một người tỏa ra trong một đơn vị thời gian và được xác định theo bảng 3.4.
Khi tính nhiệt thừa do người toả ra người thiết kế thường gặp khó khăn khi xác định số lượng người trong một phòng. Thực tế, số lượng người luôn luôn thay đổi và hầu như không theo một quy luật nhất định nào cả. Trong trường hợp đó có thể lấy theo số liệu phân bố người nêu trong bảng 3.2.
Bảng 3.4 dưới đây là nhiệt toàn phần và nhiệt ẩn do người toả ra. Theo bảng này nhiệt ẩn và nhiệt hiện do người toả ra phụ thuộc cường độ vận động của con người và nhiệt độ trong phòng. Khi nhiệt độ phòng tăng thì nhiệt ẩn tăng, nhiệt hiện giảm. Nhiệt toàn phần chỉ phụ thuộc vào cường độ vận động mà không phụ thuộc vào nhiệt độ của phòng.
Cột 4 trong bảng là lượng nhiệt thừa phát ra từ cơ thể một người đàn ông trung niên có khối lượng cơ thể chừng 68kg. Tuy nhiên trên thực tế trong không gian điều hoà thường có mặt nhiều người với giới tính và tuổi tác khác nhau. Cột 4 là giá trị nhiệt thừa trung bình trên cơ sở lưu ý tới tỉ lệ đàn ông và đàn bà thường có ở những không gian khảo sát nêu trong bảng. Nếu muốn tính cụ thể theo thực tế thì tính nhiệt do người đà bà toả ra chiếm 85%, trẻ em chiếm 75% lượng nhiệt thừa của người đàn ông.
Vì vậy tổng số người có thể coi là số người quy đổi. Chẳng hạn trong phòng có 5 người đàn ông, 20 người đàn bà và 12 trẻ em thì tổng số người quy đổi là:
N = 5 + 20 x 0,85 + 12 x 0,75 = 5 + 17 + 9 = 31 người
Trong trường hợp không gian khảo sát là nhà hàng thì nên cộng thêm lượng nhiệt thừa do thức ăn toả ra cho mỗi người là 20W, trong đó 10W là nhiệt hiện và 10W là nhiệt ẩn
Hệ số tác dụng không đồng thời
Khi tính toán tổn thất nhiệt cho công trình lớn luôn luôn xảy ra hiện tượng không phải lúc nào trong tất cả các phòng cũng có mặt đầy đủ số lượng người theo thiết kế và tất cả các đèn đều được bật sáng. Để tránh việc chọn máy có công suất quá dư, cần nhân các tổn thất Q2 và Q3 với hệ số gọi là hệ số tác dụng không đồng thời Kđt. Về giá trị hệ số tác dụng không đồng thời đánh giá tỷ lệ người có mặt thường xuyên trong phòng trên tổng số người có thể có hoặc tỷ lệ công suất thực tế của các đèn đang sử dụng trên tổng công suất đèn được trang bị. Trên bảng trình bày giá trị của hệ số tác động không đồng thời cho một số trường hợp.
Hệ số tác dụng không đồng thời Nhiệt ẩn và nhiệt hiện do người toả ra,W/người
Nhiệt do sản phẩm mang vào Q4
Tổn thất nhiệt dạng này chỉ có trong các xí nghiệp, nhà máy, ở đó, trong không gian điều hoà thường xuyên và liên tục có đưa vào và đưa ra các sản phẩm có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ trong phòng.
Nhiệt toàn phần do sản phẩm mang vào phòng được xác định theo công thức
Q4 = G4.Cp (t1 – t2) + W4.r, kW (3-16)
trong đó:
– Nhiệt hiện : Q4h = G4.Cp (t1 – t2), kW
– Nhiệt ẩn : Q4w = W4.ro, kW
G4 – Lưu lượng sản phẩm vào ra, kg/s;
Cp – Nhiệt dung riêng khối lượng của sản phẩm, kJ/kg.K;
W4 – Lượng ẩm tỏa ra (nếu có) trong một đơn vị thời gian, kg/s;
ro – Nhiệt ẩn hóa hơi của nước ro = 2500 kJ/kg.
Nhiệt tỏa ra từ bề mặt thiết bị nhiệt Q5
Nếu trong không gian điều hòa có thiết bị trao đổi nhiệt, chẳng hạn như lò sưởi, thiết bị sấy, ống dẫn hơi . . vv thì có thêm tổn thất do tỏa nhiệt từ bề mặt nóng vào phòng. Tuy nhiên trên thực tế ít xãy ra vì khi điều hòa thì các thiết bị này thường phải ngừng hoạt động.
Nhiệt tỏa ra từ bề mặt trao đổi nhiệt thường được tính theo công thức truyền nhiệt và đó chỉ là nhiệt hiện. Tùy thuộc vào giá trị đo đạc được mà người ta tính theo công thức truyền nhiệt hay toả nhiệt.
Khi biết nhiệt độ bề mặt thiết bị nhiệt tw:
Q5 = αW.FW.(tW-tT) (3-17)
Trong đó αW là hệ số tỏa nhiệt từ bề mặt nóng vào không khí trong phòng và được tính theo công thức sau:
Khi tính gần đúng có thể coi αW = 10 W/m2.K
Bài viết liên quan
THUYẾT MINH TÍNH TOÁN THÔNG GIÓ LÀM MÁT TRONG XƯỞNG
I .Tính Tổng lưu lượng gió & Số lượng máy làm mát cho trong phòng làm việc nhân viên : 1. Yêu cầu về số lần thay đổi không khí trong 01 giờ ( 01 h) Trong Nhà Xưởng sản xuất có thiết bị phát nhiệt độ ( ,… ) : ta chọn số lần […]
HỆ THỐNG HÚT HƠI VÀ HẤP THỤ HƠI AXIT
Hệ thống xử lý khí thải hơi axit là gì? Hệ thống này được thiết kế chuyên dụng để loại bỏ hoàn toàn lượng axit phát sinh trong quá trình sản xuất tại một số KCN, KCX, nhà xưởng, dây chuyền mạ kim loại, phòng thí nghiệm,… Vì thế mà hệ thống xử lý khí […]
HỆ THÔNG HÚT MÙI MÁY IN, HÚT DUNG MÔI XƯỞNG IN
Thi công lắp đặt hút mùi công nghiệp, hút khói công nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất, chế biến… nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy nhanh tiến độ sản xuất, tạo sự thông thoáng sạch sẽ cho môi trường làm việc của các nhân, tập thể. Đối […]
TƯ VẤN THIẾT KẾ LẮP ĐẶT THÔNG GIÓ LÀM MÁT NHÀ XƯỞNG
I. VẬT TƯ TRANG THIẾT BỊ 1. Nguồn nước cấp vệ sinh 2. Máy bơm áp lực, dây dẫn nước, vòi xịt (công suất, áp lực phù hợp) 3. Thang / dàn giáo 4. Tuốc nơ vít tháo vỏ máy 5. Máy khoan hoặc máy bắn vít 6. Các công cụ hỗ trợ (giẻ lau, […]