Hệ thống chiller là một hệ thống gồm nhiều bộ phận, có nhiệm vụ làm mát nước và cung cấp không khí lạnh để điều hòa nhiệt độ cho những không gian lớn hoặc những môi trường đòi hỏi nhiệt độ thấp ở mức yêu cầu kỹ thuật.
Hệ thống chiller là một hệ thống đắt tiền và là một tài sản đầu tư lớn, cho nên bất cứ một doanh nghiệp nào sở hữu hệ thống đều mong muốn rằng nó sẽ luôn hoạt động với hiệu suất tốt nhất và tính ổn định cao nhất đồng thời tuổi thọ sẽ bền bỉ theo thời gian. Để đạt được điều đó thì doanh nghiệp phải cần có một hệ quy trình bảo dưỡng bảo trì chuyên nghiệp và định kỳ.
Một Hệ thống Chiller cơ bản sẽ thường gồm có các bộ phận như máy nén khí, bộ phận dàn ngưng, bộ phận tháp giải nhiệt, máy bơm và các quạt giải nhiệt.
Hệ thống máy Chiller muốn có sự hoạt động được ổn định thì phải có sự kết hợp tuần tự và ăn khớp một cách hoàn hảo của nhiều thiết bị máy móc được cùng vận hành một lúc trong cả một hệ thống chung.
Cho nên chúng ta thấy rằng để có được một quy trình bảo trì và bảo dưỡng tốt nhất cho hệ thống chiller thì chúng ta sẽ phải bảo dưỡng cho từng mỗi bộ phận riêng lẻ cấu thành trong hoạt động chung của hệ thống máy.
Vậy thì một quy trình bảo dưỡng bảo trì hệ thống chiller chuyên nghiệp sẽ như thế nào?
Lưu ý: Để đảm bảo an toàn cho người lao động, hãy bảo đảm là đã tắt hết tất cả các nguồn điện cấp đang được đấu nối vào hệ thống chiller.
Sau đây là thứ tự các bộ phận cần được bảo trì bảo dưỡng trong hệ thống Chiller:
- Bảo dưỡng bảo trì bộ phận máy nén
- Bảo dưỡng bảo trì thiết bị ngưng tụ:
- Bảo dưỡng bảo trì bình ngưng.
- Bảo dưỡng bảo trì dàn ngưng tụ bay hơi
- Bảo dưỡng bảo trì Dàn ngưng
- Bảo dưỡng bảo trì dàn ngưng tụ không khí
- Bảo dưỡng bảo trì thiết bị bay hơi:
- Bảo dưỡng bảo trì dàn bay hơi không khí
- Bảo dưỡng bảo trì dàn lạnh xương cá
- Bảo dưỡng bảo trì bình bay hơi
- Bảo dưỡng bảo trì tháp giải nhiệt.
- Bảo dưỡng bảo trì máy bơm
- Bảo dưỡng bảo trì quạt.
- o thiết bị của chúng ta đã qua một thời gian vận hành và sử dụng hoặc đã không được sử dụng, khởi động, vận hành trong một khoảng thời gian dài (những đợt nghỉ dài như lễ, tết…) nên để bảo đảm cho máy móc hoạt động trở lại một cách ổn định thì việc bảo dưỡng, bảo trì và kèm theo sửa chữa các thiết bị trong hệ thống phải được chú trọng đúng mức.
Chúng ta thấy rằng việc định kỳ tu sửa và bảo dưỡng bảo trì cho hệ thống máy Chiller có tác dụng nâng cao hiệu suất của hệ thống. Máy chiller khi sử dụng sẽ trở lại tình trạng mạnh mẽ như lúc đầu đồng thời tuổi thọ của thiết bị sẽ được gia tăng.
Việc định kỳ bảo trì và bảo dưỡng máy móc trong hệ thống chiller cũng sẽ khắc phục trước những sự cố phát sinh khi thiết bị bắt đầu vận hành.
Việc bảo dưỡng hệ thống định kỳ là phương pháp duy trì hoạt động ổn định của doanh nghiệp ở mức chi phí thấp nhất. Đây là biện pháp tối ưu cho ngân sách tài chính hoạt động của doanh nghiệp.
- Quy trình bảo dưỡng cơ bản cho từng bộ phận sẽ diễn ra như sau:
Phần bảo dưỡng chung sẽ bao gồm các bước
- Nhân viên kỹ thuật sẽ tiến hành Kiểm tra, khảo sát và hiệu chỉnh thông số áp suất của đầu đẩy và đầu hút của máy nén khí.
- Tiếp theo, tiến hành kiểm tra và căn chỉnh các thông số sao cho hoạt động của máy nén khí được bảo đảm kỹ thuật như độ rung lắc của máy, đo và bảo đảm nhiệt độ nước vào – nước ra của máy, kiểm tra và bảo đảm lượng dầu làm mát có thể nạp vào máy đúng và đủ, kiểm tra lại quá trình khởi động của máy xem có vấn đề gì không…
- Sau đó nhân viên kỹ thuật sẽ tiếp tục kiểm tra và tiến hành bảo dưỡng cho hệ thống đường ống dẫn gas, đường ống và van nạp bổ sung gas, hệ thống cung cấp dầu cho máy lạnh trung tâm.
- Đông thời, kỹ thuật viên cũng phải kiểm tra và tiến hành tinh chỉnh các thông số để tình trạng hoạt động tốt nhất cho các thiết bị có nhiệm vụ bảo vệ máy nén khí: rơ le áp suất cao, rơ le áp suất thấp, rơ le dòng…
- Đo đạc, kiểm tra, hiệu chỉnh hệ thống điện động lực, điện điều khiển của máy lạnh trung tâm.
- Tháo dỡ mặt sàng, xúc rửa giàn ngưng, loại bỏ cắu cặn trong giàn ngưng của máy lạnh trung tâm bằng thiết bị chuyên dùng. Vệ sinh giàn lạnh…
- Kiểm tra, bảo dưỡng, hiệu chỉnh hệ thống giảm chấn của máy nén, máy lạnh trung tâm.
- Vệ sinh, chạy thử, hiệu chỉnh chế độ hoạt động của các máy lạnh trung tâm.
Phần bảo dưỡng hệ thống bơm nước giải nhiệt:
- Tháo dơ, kiểm tra, căn chỉnh buồng bơn, cánh bơm, các phớt chặn nước của bơm.
- Kiểm tra, bảo dưỡng, căn chỉnh, bổ sung dầu mỡ các trục quay, ổ bi, vòng bi bị …
- Đo đạc kiểm tra độ cách điện của động cơ bơm nước , nếu không đảm bảo phải sấy tẩm lại.
- Kiểm tra, siết chặt các đầu nối điện, đo đạc, hiệu chỉnh chế độ hoạt động của bơm nước
- Vệ sinh thân vỏ, siết chặt đai ốc, bệ đỡ, căn chỉnh hệ thống giảm chấn của bơm.
Phần bảo dưỡng hệ thống tháp giải nhiệt:
- Kiểm tra, bảo dưỡng, hiệu chỉnh động cơ, trục quay tháp giải nhiệt, cân bằng động các cánh quạt, cánh tản nước của tháp
- Kiểm tra, hiệu chỉnh chế độ cấp nước , ngắt nước tự động của tháp giải nhiệt và bơm cấp nước bổ sung
- Xúc xạc, cọ rửa hệ thống ống và các tấm tản nhiệt, tháo nớc đánh sạch rêu và cáu cặn trong lòng tháp
- Vệ sinh, siết chặt các đai ốc thân tháp, căn chỉnh hệ thống giảm chấn của tháp
- Chạy thử, đo đạc kiểm tra, hiệu chỉnh hệ thống điện và chế độ hoạt động của tháp
Lịch trình kiểm tra hệ thống chiller
Kiểm Tra hệ thống CHILLER theo định kỳ theo quý, cụ thể là 3 tháng chúng ta cần tiến hành quy trình kiểm tra và bảo dưỡng một lần.
Máy làm lạnh nước water chiller phải cần bảo trì hệ thống ít nhất 3 tháng lần.
Việc kiểm tra định kỳ 3 tháng (một quý) một lần để bảo đảm máy không xảy ra sự cố và khắc phục quá trễ.
Để máy lạnh nước chiller có thể hoạt động tốt nhất và không xảy ra các sự cố đáng tiếc thì đòi hỏi các kỹ thuật viên phải nghiêm túc và chuẩn xác khi thực hiện quy trình bảo dưỡng hệ thống chiller.
3 tháng một lần là định kỳ chuẩn để tiến hành bảo dưỡng bảo trì máy lạnh chiller.
Liên hệ Hotline để cung cấp thêm giải pháp chi tiết !